Thẻ tín dụng đang ngày một trở nên phổ biến và phù hợp với tầng lớp trung luu… Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu hết những rủi ro có thể xảy ra khi dùng thẻ tín dụng, đặc biệt là rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Là họa sĩ thiết kế làm việc tự do (freelancer) từ thời dịch bùng phát đến nay, anh Linh nhận lương theo dự án nên thu nhập không ổn định. Thẻ tín dụng trở thành một giải pháp thanh toán ưa thích. Tuy nhiên, gần đây do gặp khó khăn, anh muốn rút một số tiền mặt từ thẻ tín dụng nhưng không biết liệu có rủi ro gì khi làm vậy hay không?
Thẻ tín dụng có thực sự hữu ích?
Thẻ tín dụng thường do các ngân hàng cấp cho những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt và được trả lương, cố định hay thời vụ, qua tài khoản ngân hàng. Khi nhận thẻ, coi như khách hàng đã ký một hợp đồng vay tín chấp nhưng chưa giải ngân. Lúc khách dùng thẻ để thanh toán thì ngân hàng mới chính thức giải ngân và tính thời gian vay. Nhưng khoản tiền đó không được chi trực tiếp cho khách mà được chuyển tới đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà khách lựa chọn.
Không cần có tiền trong thẻ mà vẫn có thể chi tiêu, tiêu trước trả sau trong 45 ngày không lãi suất, thuận tiện sử dụng online lẫn offline… là những lợi ích mà ai cũng nhận thấy. Đặc biệt với những người làm việc tự do, nhận lương thời vụ hoặc nhân viên văn phòng, những người luôn có nhu cầu chi tiêu cao trong khi các khoản lương thưởng đôi khi không về đúng hạn thì thẻ tín dụng là đặc biệt hữu ích.
Dùng thẻ tín dụng có những rủi ro gì?
Đầu tiên là việc ngân hàng sẽ giải ngân một cách dễ dàng và không quan tâm đến việc số tiền đó có quá nhiều so với thu nhập hàng tháng của khách không. Những người quen phóng tay mua sắm hay không có kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ dễ rơi vào cảnh nợ nần vì “vung tay quá trán”.
Dù áp dụng chính sách 45 ngày không tính lãi nhưng từ ngày thứ 46 trở đi, ngân hàng sẽ áp lãi. Hiện tại, mức lãi suất phổ biến là 35%/năm, thậm chí có nhiều ngân hàng còn áp dụng lãi cao hơn thế. So sánh với lãi suất vay thế chấp giao động trong khoảng 13% - 20%/năm thì rõ ràng đây là mức lãi khá cao, tương đương với lãi suất vay tín chấp từ các công ty tài chính.
Nếu không bảo mật thông tin thẻ đúng cách, khách hàng sẽ phải đối diện với quá nhiều rủi ro. Vì các ngân hàng không thể nhận biết được ai là người chi tiêu thẻ tín dụng nên nếu khách làm mất thẻ và người khác dùng nó để chi tiêu, ngân hàng vẫn giải ngân. Kết quả, chủ thẻ phải trả khoản tiền mà mình không dùng đến. Hiện một số dòng thẻ cao cấp yêu cầu khách phải nhập mật khẩu thẻ mới hoàn tất thanh toán nhưng số đó chưa nhiều. Nếu khách vô tình để lộ thông tin thẻ, đặc biệt là số CCV, thì kẻ xấu vẫn có thể chi tiêu online từ thẻ của khác. Nhiều người vẫn thường che đi số CCV trên thẻ, đôi khi là bằng một miếng băng dính mầu đen.
Những rủi ro khi rút tiền bằng thẻ tín dụng?
Thẻ tín dụng thường được mặc định là để thanh toán chứ không phải để rút tiền. Nhiều ngân hàng quy định nếu dùng thẻ để rút tiền thì chỉ có thể rút tối đa 50% hạn mức và phí rút tiền là rất cao. Mức phí này được tính theo tỉ lệ %, có khi lên đến 3 hay 5% tổng số tiền khách rút chứ không ngang bằng phí rút tiền từ thẻ ghi nợ nội địa ATM.
Sau 45 ngày, khách hàng không hoàn trả số tiền đã rút thì sẽ bị tính lãi. Lãi suất là từ 35% trở lên. Thậm chí có ngân hàng còn áp dụng chính sách lãi suất gộp, khi ấy, lãi suất rút tiền từ thẻ tín dụng có khi cao gấp đôi lãi suất của một số khoản vay riêng biệt khác. Đó là chưa kể các khoản phí khác như phí thường niên, phí cấp thẻ lại mới, phí quẹt thẻ, phí in sao kê, thậm chí là phí hủy thẻ.
Một số cách rút tiền khác và khuyến cáo từ ngân hàng
Hiện nay, nhiều người đang rút tiền từ thẻ tín dụng một cách gián tiếp như cà thẻ để mua vàng rồi bán lại vàng cho chủ tiệm, nhận tiền mặt. Khác đi đôi chút là cà thẻ tại một cửa hàng, công ty nào đó. Sau đó, công ty này sẽ thu một khoản phí không chính thức, có thể là 5% - 7%, và trả lại số tiền mặt còn lại cho khách hàng. Ưu điểm của cách làm này là có thể rút tiền hết hạn mức thẻ.
Về mặt pháp lý, cách rút tiền như trên không hẳn đã sai nhưng không được các ngân hàng khuyến khích. Lý do là bởi mỗi sản phẩm, dịch vụ tài chính được cung cấp sẽ hướng tới một mục đích và có một cách thức vận hành riêng. Việc rút tiền như trên tuy không ảnh hưởng tới ngân hàng nhưng có thể đem lại rủi ro cho khách, đặc biệt là với hình thức cà thẻ mua sản phẩm, dịch vụ khống. Hạn chế tình trạng này, nhiều ngân hàng đang tăng hạn mức rút tiền từ thẻ lên 100% và hỗ trợ giảm phí rút tiền.
Trong trường hợp của anh Linh, anh có thể cân nhắc việc rút tiền từ thẻ tín dụng nếu hạn mức đủ đáp ứng nhu cầu và có thể hoàn tiền lại trong vòng 45 ngày. Nhưng nếu không, anh có thể tính đến các giải pháp vay khác, trong đó có hình thức vay cầm cố tài sản (cầm đồ). Tuy nhiên, hiện có nhiều cửa hàng cầm đồ hoạt động biến tướng, tự phát nên anh cần tìm hiểu kỹ thông tin, lựa chọn các đơn vị có uy tín như chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.