Năm 2022, giá trị xuất khẩu nông sản Việt đạt 43.2% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã mở ra một chương mới cho ngành sản xuất nông sản và đặc sản tại Việt Nam.
Tính đến ngày 30/6/2023, toàn quốc đã chứng kiến sự tham gia của đủ 63 tỉnh và thành phố trong việc đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP. Con số đáng chú ý là chúng ta đã có hơn 4.000 chủ thể OCOP và gần 8.500 sản phẩm OCOP đã đạt được mức 3 sao trở lên. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy OCOP đã trở thành một biểu tượng cho ngành nông sản Việt Nam và giúp nông sản Việt khẳng định vị thế không chỉ trên thị trường nội địa mà còn trên thị trường quốc tế.
OCOP không chỉ giúp phát triển kinh tế…
Năm 2022, giá trị xuất khẩu nông sản Việt đạt 43.2% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Con số này chứng minh tiềm năng và cơ hội phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam và trên thị trường quốc tế.
Chương trình OCOP không chỉ là một chương trình phát triển kinh tế mà còn là một bước quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới và góp phần tạo nên niềm tự hào dân tộc Việt. OCOP đã xác lập một khung làm việc và tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình OCOP là một bước quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và góp phần tạo nên niềm tự hào cho nông sản Việt. (Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân điện tử)
Để đảm bảo rằng OCOP thực sự mang đến sản phẩm nông sản chất lượng cao đúng nghĩa cho người tiêu dùng, chương trình đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt gồm 03 nhóm tiêu chí đánh giá:
-
- Sản phẩm và sức mạnh cộng đồng: Đánh giá về tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm, và sức mạnh cộng đồng;
-
- Khả năng tiếp thị: Tiếp thị sản phẩm và khả năng kể câu chuyện về sản phẩm;
-
- Chất lượng sản phẩm: Bao gồm các yếu tố cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo, tiêu chuẩn sản phẩm, và khả năng xuất khẩu.
Điều này đảm bảo rằng sản phẩm OCOP thật sự đáng tin cậy và chất lượng, đồng thời giúp các chủ thể sản xuất nông sản nâng cao kiến thức và kỹ năng trong quá trình sản xuất. Có thể thấy được rằng, nhiều sản phẩm OCOP đã xuất hiện trong giỏ hàng đi chợ của những hộ gia đình Việt.
Các sản phẩm này đã trở thành phần quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, đồng thời đánh dấu sự đa dạng hóa và nâng cấp chất lượng thực phẩm trong nước. Ngoài ra, các sản phẩm OCOP cũng đã xuất khẩu và tạo doanh thu lớn cho Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Sản phẩm OCOP xuất khẩu đã và đang tạo ra nguồn doanh thu lớn cho nông nghiệp Việt. (Nguồn ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)
Tuy nhiên, để tận dụng hết tiềm năng của OCOP, sự tích hợp công nghệ là một bước quan trọng. Nếu ứng dụng công nghệ đúng cách, trong tương lai, ta có thể thấy nhiều hơn nữa những sản phẩm nông sản "made in Việt Nam" chất lượng cao đúng nghĩa xuất hiện trên kệ hàng của các quốc gia trên toàn cầu.
Ứng dụng công nghệ để nâng tầm nông sản Việt với chuỗi siêu thị LocaMart
LocaMart là chuỗi siêu thị phân phối sản phẩm OCOP chất lượng cao và rau củ quả sạch hoạt động với lý tưởng "Nâng tầm nông sản Việt" nằm trong Hệ sinh thái LocaMos. Hành động vì sức khỏe của người Việt, LocaMart khao khát cung cấp những sản phẩm chất lượng đến hàng triệu căn bếp Việt.
LocaMart là siêu thị chuyên phân phối các nông sản chất lượng cao đạt tiêu chuẩn OCOP.
LocaMart đem đến những giải pháp khác biệt và giá trị tới với người tiêu dùng như:
-
- Nông sản được truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ Blockchain (là công nghệ chuỗi - khối cho phép lưu trữ và truyền tải dữ liệu an toàn và không thể thay đổi, công nghệ này giúp chống làm giả các thông tin truy xuất nguồn gốc và hoàn toàn minh bạch với người dùng);
-
- Phân phối O2O - Đặt hàng trên ứng dụng LocaMart và nhận hàng tại điểm bán vật lý gần nhất hoặc được vận chuyển về tận nhà;
-
- Bảo hiểm “An tâm rau sạch” giúp đảm bảo khách hàng được tiêu dùng sản phẩm sạch và được bảo vệ khi sản phẩm có vấn đề;
-
- Trải nghiệm câu chuyện và sản phẩm đã chế biến tại điểm bán;
-
- Chăm sóc khách hàng và sau bán hàng trên một ứng dụng duy nhất…
Đặt mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu sản phẩm nông - đặc sản Việt.
Về LocaMos: LocaMos là một công ty công nghệ ra đời với sứ mệnh “Công nghệ vị Nhân sinh” nhằm giải quyết bài toán mất kết nối giữa con người với con người tại cuộc sống thực với ứng dụng LocaMos và đem đến giải pháp Marketing Thế hệ mới dành cho doanh nghiệp. Giải pháp Marketing Thế hệ mới là giải pháp tích hợp các tính năng LocaGift, LocaBiz & Loca e-Voucher… trên một ứng dụng LocaMos giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình giới thiệu sản phẩm, gia tăng trải nghiệm khách hàng, kích cầu tiêu dùng và nâng cao lòng trung thành của khách hàng… Kết hợp với giải pháp Phát triển Cộng đồng số LocaMos, LocaMos nỗ lực xây dựng một cộng đồng người dùng, doanh nghiệp… để góp phần phát triển kinh tế bằng cách tạo ra cầu nối giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng/người tiêu dùng tại Việt Nam và trên toàn cầu. Hiện nay, giải pháp Phát triển Cộng đồng số LocaMos đã có gần 1,5 triệu người dùng trong nước và quốc tế, hướng tới mục tiêu đạt 5 triệu người dùng vào năm 2024 và đã có gần 5.000 doanh nghiệp ứng dụng thành công giải pháp Marketing Thế hệ mới. Về LocaMart: Là một sản phẩm nằm trong Hệ sinh thái của LocaMos, LocaMart ra đời với sứ mệnh “Nâng tầm nông sản Việt”. LocaMart ứng dụng công nghệ Blockchain để nâng tầm giá trị nông sản không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế, hướng tới mục tiêu xuất khẩu toàn cầu. Đây cũng chính là minh chứng và là đại diện cho giải pháp Marketing Thế hệ mới của LocaMos, tận dụng sức mạnh từ Cộng đồng số để kết nối đưa nông sản Việt ra toàn cầu. |